Thứ Sáu, 13 tháng 1, 2017

QUY TRÌNH THANH TOÁN L/C

Hiện nay, phương thức tín dụng chứng từ (Letter of Credit–L/C) đang là một công cụ phổ biến trong hoạt động thanh toán quốc tế, đảm bảo thuận lợi tối đa của cả bên bán và bên mua. 
Quy trình thanh toán L/C thông thường gồm các bước sau: 
1. Hai bên ký kết hợp đồng thương mại. 
2. Bên mua làm thủ tục yêu cầu ngân hàng mở L/C mở L/C cho người thụ hưởng là bên bán. 
3. Ngân hàng mở L/C mở L/C theo đúng yêu cầu của người mua và chuyển L/C sang ngân hàng thông báo để báo cho người bán biết về việc thư tín dụng đã được mở. 
4. Ngân hàng thông báo L/C thông báo và chuyển bản gốc L/C cho người bán. 
5. Người bán xem xét L/C so với hợp đồng để đề nghị sửa đổi, bổ sung, điều chỉnh hoặc chấp nhận giao hàng. 
6. Người bán lập bộ chứng từ thanh toán sau khi giao hàng và gửi đến ngân hàng thông báo để được thanh toán. 
7. Ngân hàng thông báo chuyển bộ chứng từ cho ngân hàng mở L/C. Ngân hàng mở L/C tiến hành kiểm tra bộ chứng từ. 
8. Nếu chứng từ phù hợp với  L/C thì tiến hành thanh toán cho ngân hàng thông báo. 9. Nếu chứng từ không phù hợp với L/C thì từ chối thanh toán và trả lại bộ chứng từ. 10. Ngân hàng thông báo L/C ghi có và báo có cho người bán. 
11. Ngân hàng mở L/C trích tài khoản và báo nợ cho người mua. Người mua xem xét chấp nhận trả tiền cho ngân hàng mở L/C. 
12. Ngân hàng mở L/C trao bộ chứng từ cho người mua để nhận hàng. 

Trong quá trình thanh toán L/C nên lưu ý một số điểm sau: 
Khi mở L/C, người mua phải ký quỹ một số tiền tại ngân hàng (có thể lên đến 100% giá trị L/C). L/C không phải là phương thức thanh toán an toàn tuyệt đối vì ngân hàng chỉ làm việc trên chứng từ chứ không xét đến chất lượng hàng hoá. Bộ chứng từ đề nghị thanh toán L/C do các bên thoả thuận. Người bán phải cung cấp đầy đủ các chứng từ và phải phù hợp với L/C thì mới được thanh toán. 
Các loại chứng từ thường gặp: 
-       Bill of Lading – B/L (Vận đơn); 
-       Invoice (Hoá đơn); 
-       Packing List (Bảng kê chi tiết hàng hoá đóng thùng); 
-       Certificate of Origin (Giấy chứng nhận xuất xứ, nguồn gốc); 
-       Insurance Certificate (Chứng từ bảo hiểm lô hàng); -       Shipping Documents(Chứng từ giao hàng); 
-       Phytosanitary Certificate (Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật); 
-       Fumigation Certificate (Giấy chứng nhận hàng hoá đã xông khói); 
-       … 
Trong quá trình kiểm tra bộ chứng từ, nếu phát hiện sai sót, ngân hàng mở L/C sẽ từ chối thanh toán. Trường hợp này có thể được giải quyết như sau: 
-       Người bán cam kết miệng với ngân hàng để được thanh toán. Cách này chỉ có thể thực hiện nếu có sự tín nhiệm giữa ngân hàng và người bán. 
-       Người bán viết thư cam kết bồi thường. 
-       Người bán điện  cho ngân hàng phát hành để xin phép thanh toán. 
-       Người bán chuyển sang phương thức nhờ thu.



Cách khai hải quan nhập khẩu

http://www.customs.gov.vn/Lists/HaiQuanVietNam/Details.aspx?List=74c6bc80-f976-4544-a90e-a90f0cbefddc&ID=431&ContentTypeId=0x01009F0BD5F1CCEE4A43AC75412DE23ADF3D

Thứ Hai, 9 tháng 1, 2017

Phân tích phân loại hàng hóa


Quy định điều chỉnh hiện hành: Thông tư số 14/2015/TT-BTC ngày 30/01/2015 của Bộ Tài chính hướng dẫn về phân loại hàng hóa, phân tích để phân loại hàng hóa; phân tích để kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu

Cơ quan Hải quan nhận khai báo trực tiếp kiểm tra, đăng ký và gửi mẫu đến cơ quan phân tích phân loại của Tổng cục Hải quan.
Các trường hợp phân tích phân loại hàng hóa:
-          Hải quan nhận được tờ khai mà người khai HQ khai báo, tuy nhiên có nghi ngờ về hàng hóa đó, HQ có quyền yêu cầu DN mang hàng đến kiểm tra ( kể cả trường hợp tờ khai luồng xanh hoặc vàng, HQ có quyền bẻ luồng thành đỏ), và yêu cầu đi phân tích phân loại nếu có nghi ngờ về thành phần, tính chất  của mặt hàng thuộc diện hạn chế, cấm hoặc diện kiểm tra chuyên ngành khác so với khai báo của người khai.
-          Trường hợp HQ nhận được thông tin từ người khai HQ nhưng không đồng ý với thông tin đó mà yêu cầu DN sửa. Doanh nghiệp không đồng ý sửa, và có quyền yêu cầu HQ chuyển phân tích phân loại để kiểm tra lại.

-          Trường hợp nhận được kết quả phân tích phân loại lần một mà Hải quan hoặc doanh nghiệp không đồng ý với kết quả này thì hai bên có quyền yêu cầu gửi đi phân tích phân loại lần hai, ba để có kết quả thống nhất.

Một số loại hình xuất nhập khẩu thường dùng



Với doanh nghiệp chế xuất
Nhập khẩu
TT
Mã loại hình
Tên loại hình
Lưu ý
1
E11
Nhập nguyên liệu của DNCX (từ nước ngoài)

2
E15
Nhập nguyên liệu của DNCX (từ nội địa)

3
E13
Nhập tạo tài sản cố định của DNCX (từ nước ngoài, từ nội địa hoặc từ DNCX khác)
Tài sản có trị giá trên 30 triệu VND, trích khấu hao
4
A12
Nhập kinh doanh sản xuất
Nhập công cụ dụng cụ, vật tư
5
A31
Nhập hàng XK bị trả lại

6
H11
Hàng nhập khẩu khác
Hàng phi mậu dịch (biếu tặng, …)
7
G14
Tạm nhập khác
Hàng quay vòng
8
G13
Tạm nhập miễn thuế

9
G12
Tạm nhập máy móc, thiết bị phục vụ thực hiện các dự án có thời hạn

10
G51
Tái nhập hàng đã tạm xuất


Xuất khẩu
TT
Mã loại hình
Tên loại hình
Lưu ý
1
E42
Xuất sản phẩm của Doanh nghiệp chế xuất

2
B13
Xuất trả hàng nhập khẩu

3
H21
Xuất khẩu hàng khác
Xuất phi mậu dịch
4
G23
Tái xuất miễn thuế hàng tạm nhập

5
G22
Tái xuất thiết bị, máy móc phục vụ dự án có thời hạn

6
G24
Tái xuất khác
Hàng quay vòng
7
G61
Tạm xuất hàng hóa





2.      Với doanh nghiệp nội địa, đầu tư
Nhập khẩu
TT
Mã loại hình
Tên loại hình
Lưu ý
1
E31
Nhập nguyên liệu sản xuất xuất khẩu

2
A12
Nhập kinh doanh sản xuất

3
A41
Nhập kinh doanh của doanh nghiệp đầu tư
Nhập để trực tiếp kinh doanh, không phục vụ sản xuất
4
E13
Nhập tạo tài sản cố định của DNCX (từ nước ngoài, từ nội địa hoặc từ DNCX khác)
Tài sản có trị giá trên 30 triệu VND, trích khấu hao
5
A31
Nhập hàng XK bị trả lại

6
H11
Hàng nhập khẩu khác
Hàng phi mậu dịch (biếu tặng, …)
7
G12
Tạm nhập máy móc, thiết bị phục vụ thực hiện các dự án có thời hạn

8
G14
Tạm nhập khác
Hàng quay vòng
9
G51
Tái nhập hàng đã tạm xuất

10
A11
Nhập kinh doanh tiêu dùng

11
G11
Tạm nhập hàng kinh doanh tạm nhập tái xuất






Xuất khẩu
TT
Mã loại hình
Tên loại hình
Lưu ý
1
E62
Xuất sản phẩm Sản xuất xuất khẩu

2
B11
Xuất kinh doanh, Xuất khẩu của doanh nghiệp đầu tư

3
H21
Xuất khẩu hàng khác

4
B13
Xuất trả hàng nhập khẩu

5
G61
Tạm xuất hàng hóa

6
G22
Tái xuất thiết bị, máy móc phục vụ dự án có thời hạn

7
G24
Tái xuất khác

8
G21
Tái xuất hàng kinh doanh tạm nhập tái xuất


Thứ Bảy, 7 tháng 1, 2017

INCOTERMS 2000

I.   MỤC ÐÍCH VÀ PHẠM VI ÁP DỤNG CỦA INCOTERMS
        1. Mục đích  

¨     Cung cấp một bộ qui tắc quốc tế giải thích những điều kiện thương mại thông dụng trong ngoại thương.
¨     Giúp các bên mua bán tránh những vụ tranh chấp và kiện tụng, làm lãng phí thời giờ và tiền bạc.
        2. Phạm vi áp dụng
¨     Incoterms chỉ điều chỉnh những vần đề về quyền và nghĩa vụ của các bên ký kết hợp đồng liên quan đến việc giao hàng (với ý nghĩa là hàng hoá hữu hình).
¨    Chỉ mang tính chất khuyến khích, không bắt buộc áp dụng.
            Bộ Incoterms đầu tiên được ICC ban hành vào năm 1936 dưới tên gọi Incoterms 1936. Ðể phù hợp với thực tế thương mại Incoterms đã được sửa đổi bổ sung vào các năm 1953, 1967, 1976, 1980, 1990 và lần gần đây nhất là vào cuối năm 1999 đã cho ra đời bộ Incoterms 2000.
        1. Incoterms 1980  

            Gồm 14 điều kiện: Ex Works; Free Carrier; Free on Rail/Free on Truck; Fob Airport; Free alongside Ship; Free on Board; Cost and Freight; Cost, insurance and freight; Freight Carriage paid to; Freight Carriage and insurance paid to; Ex Ship; Ex Quay; Delivered at frontier; Delivered Duty paid.
        2. Incoterms 1990
           Gồm 13 điều kiện: EXW; FCA; FAS; FOB; CFR; CIF; CPT; CIP; DAF; DES; DEQ; DDU; DDP.
        3. Incoterms 2000
            Gồm 13 điều kiện: EXW; FCA; FAS; FOB; CFR; CIF; CPT; CIP; DAF; DES; DEQ; DDU; DDP.


Bao gồm 13 điều kiện và được trình bày theo 4 nhóm:  

        


Thích hợp cho mọi phương thức vận tải
                    
Chỉ thích hợp cho vận chuyển đường biển và đường thuỷ nội địa  

                              

a)   EXW: (Giao tại xưởng)
Theo điều kiện này, người bán sẽ hoàn thành trách nhiệm giao hàng khi hàng đã giao cho người mua tại xưởng của mình, nhưng người bán không phải chịu chi phí và rủi ro trong việc bốc hàng lên phương tiện vận tải. Người bán không phải ký hợp đồng vận tải và bảo hiểm cho lô hàng XK. Ngoài ra người mua phải làm thủ tục XK cho lô hàng.
b)   FCA: (giao cho người chuyên chở)
Theo điều kiện này, người bán sẽ hoàn thành trách nhiệm giao hàng khi hàng đã giao cho người mua thông qua người chuyên chở. Nếu địa điểm giao hàng nằm ngoài cơ sở của người bán thì người bán không phải chịu chi phí bốc hàng lên phương tiện vận tải, ngược lại người bán chịu chi phí đó. Người bán không phải ký hợp đồng vận tải và bảo hiểm cho lô hàng XK. Tuy nhiên người bán phải làm thủ tục XK cho lô hàng.
c)      FAS: (giao dọc mạn tàu)
Theo điều kiện này, người bán sẽ hoàn thành trách nhiệm giao hàng khi hàng đã được đặt dọc mạn tàu tại cảng bốc hàng quy định. Người bán không phải ký hợp đồng vận tải và bảo hiểm cho lô hàng XK. Ðiều kiện này có khác biệt so với phiên bản Incoterms 1990 là người bán phải làm thủ tục XK cho lô hàng.
d)      FOB: (giao trên tàu)
Theo điều kiện này, người bán sẽ hoàn thành trách nhiệm giao hàng khi hàng đã được chuyển hẳn qua lan can tàu tại cảng bốc hàng quy định. Người bán không phải ký hợp đồng vận tải và mua bảo hiểm cho lô hàng XK. Tuy nhiên người bán phải làm thủ tục XK cho lô hàng. Lưu ý khi lan can tàu không còn có ý nghĩa thực tế (như vận chuyển bằng các tàu Container) thì hai bên nên thoả thuận áp dụng điều kiện khác.
e)      CFR: (tiền hàng và cước phí)
Theo điều kiện này, người bán sẽ hoàn thành trách nhiệm giao hàng khi hàng đã được chuyển hẳn qua lan can tàu tại cảng bốc hàng quy định. Người bán phải ký hợp đồng và trả cước phí vận chuyển lô hàng đến cảng đến quy định, người bán không phải mua bảo hiểm cho lô hàng.
f)       CIF: (tiền hàng, bảo hiểm và cước phí)
Ðiều kiện này về cơ bản giống như CFR. Tuy nhiên theo điều kiện này người bán phải mua bảo hiểm theo điều kiện tối thiểu cho lô hàng.
g)      CPT: (cước phí trả tới)
Ðây là điều kiện mà theo đó người bán có nghĩa vụ gánh chịu rủi ro, phí tổn và tiền cước để thuê tàu chở hàng đến tận địa điểm nhận hàng của người mua. Người chuyên chở trong điều kiện này là do người bán thuê.
h)      CIP: (cước phí và phí bảo hiểm trả tới)
Ðiều kiện này về cơ bản chính là điều kiện CPT mở rộng, nhưng khác ở chổ người bán phải mua bảo hiểm hàng hóa cho người mua theo điều kiện bảo hiểm tối thiểu.
i)        DAF: (giao tại biên giới)
Ðây là điều kiện theo đó người bán được coi là hoàn thành nghĩa vụ giao hàng khi hàng được đặt dưới sự định đoạt của người mua trên phương tiện vận tải của ngưòi bán tại địa điểm giao hàng tại biên giới do hai bên thoả thuận. Biên giới theo điều kiện này có thể là bất cứ biên giới nào kể cả nước người bán, người mua hay một nước thứ ba. Theo điều kiện này, người bán không có nghĩa vụ dỡ hàng khỏi phương tiện vận chuyển. Ðiều kiện này chỉ áp dụng đối với giao hàng trên bộ, nếu giao ở biên giới trên biển thì áp dụng điều kiện DES hoặc DEQ.
j)        DES: (giao tại tàu)
Ðây là điều kiện theo đó người bán phải thuê phương tiện chở hàng đến cảng dỡ hàng thoả thuận để giao cho người mua ngay trên tàu tại cảng dỡ.
k)     DEQ: (giao tại cầu cảng)
Ðiều kiện DEQ là sự mở rộng của điều kiện DES, theo đó người bán phải chịu thêm rủi ro, chi phí cho đến khi hàng được dỡ xuống và đặt dưới sự định đoạt của người mua trên cầu cảng do hai bên thoả thuận. Theo Incoterms 1990, khi bán hàng theo điều kiện này, người bán phải chịu rủi ro chi phí để hoàn thành thủ tục nhập khẩu và các phí tổn liên quan. Nhưng Incoterms 2000 đòi hỏi người mua phải thực hiện thủ tục này.
l)      DDU: (giao hàng chưa nộp thuế)
Theo điều kiện này, người bán phải chịu rủi ro, phí tổn để thuê phương tiện chở hàng tới nơi quy định để giao cho người mua, trừ việc người bán phải làm thủ tục nhập khẩu nà nộp thuế nhập khẩu.
m)    DDP: (giao hàng đã nộp thuế)
Ðây là điều kiện mở rộng của điều kiện DDU, theo đó người bán không những phải đưa hàng đến tận nơi quy định để giao cho người mua mà còn phải chịu cả rủi ro và chi phí để hoàn thành thủ tục nhập khẩu hàng hoá cũng như các khoản thuế nếu có.

¨     Không mang tính bắt buộc áp dụng.
¨     Chỉ quy định những vấn đề liên quan đến trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền lợi của các bên ký kết hợp đồng trong việc giao hàng hoá hữu hình.
¨     Khi sử dụng các điều kiện của Incoterms thì phải chỉ rõ phiên bản áp dụng.
¨     Phải ghi rõ những điều đôi bên đã thoả thuận vào hợp đồng khi Incoterms không đề cập đến.
¨     Dù Incoterms thể hiện tính phổ biến, tiện dụng, nhưng không có nghĩa là khi dùng Incoterms như một điều kiện thương mại, doanh nghiệp không còn lo lắmg gì nữa. Do vậy, trong từng trường hợp cụ thể, khi quyết định chọn áp dụng điều kiện nào, doanh nghiệp cũa phải hiểu rõ mình có nghĩa vụ gì và có thể thực hiện không? Nếu xét thấy không thể thực hiện được điều kiện này thì phải chọn điều kiện khác để áp dụng.
¨    Incoterms 2000 sẽ bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1/1/2000.

Quy tắc xác định số Container

Để giảm thiểu rủi ro trong quá trình nhập số container, được sử dụng rất nhiều trên các chứng từ vận tải cũng như chứng từ hải quan, tiêu chuẩn ISO 6346:1995 quy định về số container tiêu chuẩn là một số duy nhất cho từng container.

Số container gồm 11 ký tự trong đó ký tự số 11 được gọi là chữ số kiểm tra, sẽ được xác định theo nguyên tắc cụ thể:
Ví dụ số cont là: SITU 267615X
Ta sẽ xác định "X" này như sau:
- quy đổi chữ cái thành số theo bảng sau
ABCDEFGHIJKLM
10121314151617181920212324
 
NOPQRSTUVWXYZ
25262728293031323435363738

S=30, I=19, T=31, U=32
- Tính số chia
Số chia = tổng xich ma của giá trị ký tự thứ n x 2 mũ (n-1)
(VD) = 30x2^0 + 19x2^1 + 31x2^2 + 32x2^3 +2x2^4 + 6x2^5 + 7x2^6+ 6x2^7 + 1x2^8 + 5x2^9
         =3424
Lấy số chia này chia cho 11 được số dư bao nhiêu là số kiểm tra cần tìm
(VD) 3423/11 dư 3  -> số cont đúng là SITU 2676153