Thứ Sáu, 23 tháng 12, 2016

Gia hạn kết luận chống bán phá giá thép hình chữ H

Bộ Công Thương vừa có thông báo gia hạn thời gian ra kết luận sơ bộ vụ việc điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với mặt hàng thép hình chữ H nhập khẩu (mã số vụ việc AD03).
Cụ thể, ngày 05/10/2016, Bộ Công Thương đã ban hành số 3993/QĐ-BCT về việc tiến hành điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với sản phẩm thép hình chữ H, có mã HS 7216.33.00, 7228.70.10 và 7228.70.90 có xuất xứ từ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, bao gồm cả Hồng Kông nhập khẩu vào Việt Nam (mã số vụ việc AD03).
 
Theo quy định tại Điều 17 Pháp lệnh 20/2004/PL-UBTVQH11 ngày 29 tháng 4 năm 2004 về chống bán phá giá hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam, trong thời hạn chín mươi ngày, kể từ ngày có quyết định điều tra, Cơ quan điều tra công bố kết luận sơ bộ về các nội dung liên quan đến quá trình điều tra; trường hợp đặc biệt, thời hạn công bố kết luận sơ bộ có thể được gia hạn nhưng không quá sáu mươi ngày.
  
Ngày 22/12/2016, Bộ Công Thương đã ban hành Quyết định số 4992/QĐ-BCT gia hạn thời gian ra kết luận sơ bộ vụ việc này thêm 60 ngày (tức là đến ngày 04 tháng 3 năm 2017). Vì vậy, Bộ Công Thương thông báo để các doanh nghiệp liên quan lưu ý và chủ động kế hoạch sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mình khi ký kết các đơn hàng nhập khẩu. (Vui lòng xem Quyết định tại đây).
 
 

Nhập khẩu lô hàng gỗ sồi, gỗ dương và gỗ thông từ Triều Tiên

1. Về mã HS: để xác định mã HS của hàng hóa bạn đọc cần căn cứ vào tính chất, thành phần cấu tạo,… của hàng hóa và căn cứ Danh mục hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam ban hành kèm theo Thông tư số 156/2011/TT-BTC ngày 14/11/2011 của Bộ Tài chính; 06 (sáu) quy tắc phân loại  tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư số 156/2011/TT-BTC; Thông tư số 14/2015/TT-BTC ngày 30/01/2015 của Bộ Tài chính "Hướng dẫn về phân loại hàng hóa, phân tích để phân loại hàng hóa; phân tích để kiểm tra chất lượng; kiểm tra an toàn thực phẩm đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu". 
Đối với mặt hàng gỗ sồi, gỗ dương, gỗ thông (đã cắt xẻ, bào và đánh giấy ráp) ban đọc có thể tham khảo nhóm 44.07 “Gỗ đã cưa hoặc xẻ theo chiều dọc, lạng hoặc bóc, đã hoặc chưa bào, đánh giấy ráp hoặc ghép nối đầu, có độ dầy trên 6 mm” tại Danh mục hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam ban hành kèm theo Thông tư số 156/2011/TT-BTC ngày 14/11/2011 của Bộ Tài chính. Đề nghị bạn đọc căn cứ thực tế hàng hóa và 06 (sáu) quy tắc phân loại để xác định chính xác mã HS của hàng hóa.
Ngoài ra, để xác định chính xác mã số HS, trước khi làm thủ tục hải quan, bạn đọc có thể đề nghị xác định trước mã số hàng hóa theo quy định tại Điều 7 Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ Tài chính “Quy định thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu”.
2. Về chính sách mặt hàng: đề nghị bạn đọc căn cứ Danh mục các loài động vật, thực vật hoang dã thuộc quản lý của Công ước CITES ban hành kèm theo Thông tư số 40/2013/TT-BNNPTNT ngày 5/9/2013 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tra cứu theo tên khoa học của loài gỗ trắc mà bạn đọc dự kiến nhập khẩu xem có thuộc các Phụ lục của Công ước CITES hay không?
Trường hợp mặt hàng gỗ trắc không thuộc các Phụ lục của Công ước CITES thì bạn đọc có thể nhập khẩu mặt hàng gỗ này mà không cần phải xin giấy phép của Cơ quan CITES Việt Nam.
Trường hợp mặt hàng gỗ trắc thuộc Phụ lục I của Công ước CITES thì bạn đọc không được nhập khẩu mặt hàng này.
Trường hợp mặt hàng gỗ trắc thuộc Phụ lục II, III của Công ước CITES thì khi nhập khẩu phải có giấy phép do Cơ quan CITES Việt Nam cấp.

3. Về thủ tục: Đề nghị bạn đọc thực hiện theo Điều 16 Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ Tài chính “Quy định thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu. 
Ngoài ra, mặt hàng gỗ khi làm thủ tục nhập khẩu vào Việt Nam thuộc đối tượng hàng hóa phải kiểm dịch thực vật trước khi thông quan theo quy định tại Thông tư số 30/2014/TT-BNNPTNT ngày 05/9/2014 của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn “Ban hành Danh mục vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật; Danh mục vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật phải phân tích nguy cơ dịch hại trước khi nhập khẩu vào Việt Nam”. Trình tự, thủ tục kiểm dịch vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật thực hiện theo quy định tại Thông tư số 33/2014/TT-BNNPTNT ngày 30/10/ 2014 của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn.

6 Quy tắc phân loại hàng hóa(áp mã HS

Qui tắc phân loại hàng hoá (áp mã HS) 1:
Tên cuả các phần, của chương hoặc của phân chương được đưa ra chỉ nhằm mục đích dễ tra cứu mã Hs . Để đảm bảo tính pháp lý, việc phân loại hàng hóa phải được xác định theo nội dung của từng nhóm và bất cứ chú giải của các phần, chương liên quan và theo các qui tắc dưới đây nếu các nhóm hoặc các chú giải đó không có yêu cầu nào khác.
Chú giải qui tắc 1:
(I) Hàng hóa là đối tượng của thương mại quốc tế được sắp xếp một cách có hệ thống trong Danh mục của Hệ thống hài hòa theo các phần, chương và phân chương. Tên của phần, chương và phân chương được ghi ngắn gọn, súc tích để chỉ ra loại hoặc chủng loại hàng hóa được xếp trong đó. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp vì sự đa dạng của chủng loại và số lượng hàng hóa nên tên các phần, chương và phân chương không thể bao trùm hết toàn bộ hoặc liệt kê hết các hàng hóa trong đề mục đó.
(II) Ngay đầu qui tắc 1 qui định rằng những tên đề mục “chỉ nhằm mục đích dễ tra cứu”. Điều đó có nghĩa là tên các phần, chương và phân chương không có giá trị pháp lý trong việc phân loại hàng hóa.
(III) Phần thứ hai của qui tắc này qui định rằng việc phân loại hàng hóa được xác định theo:
(a) Nội dung của nhóm hàng và bất cứ chú giải phần hoặc chương nào có liên quan, và
(b) Các qui tắc 2,3,4 và 5 khi nội dung nhóm hàng hoặc các chú giải không có yêu cầu nào khác.
(IV) Rất nhiều hàng hóa có thể được phân loại trong Danh mục mà không cần xem xét thêm bất cứ qui tắc giải thích nào, nghĩa là chúng đã thể hiện rõ ràng theo chú giải qui tắc 1 nêu tại mục (III) (a). Ví dụ: Ngựa sống (nhóm 01.01), dược phẩm được nêu cụ thể trong chú giải 4 của chương 30 (nhóm 30.06).
(V) Trong chú giải qui tắc 1 phần (III) (b) có nêu “khi nội dung nhóm hàng hoặc các chú giải không có yêu cầu nào khác” là nhằm khẳng định rằng nội dung của nhóm hàng và bất kỳ chú giải phần hoặc chương nào có liên quan có giá trị tối cao, nghĩa là chúng phải được xem xét trước tiên khi phân loại.
Ví dụ: Ở chương 31, các chú giải nêu rằng các nhóm nhất định chỉ liên quan đến những hàng hóa nhất định. Vì vậy, những nhóm hàng đó không được mở rộng cho những mặt hàng khác bằng việc áp dụng qui tắc 2 (b).
Qui tắc phân loại hàng hoá (áp mã HS) 2:
a) Một mặt hàng được phân loại trong một nhóm hàng, thì những mặt hàng đó ở dạng chưa hoàn chỉnh hoặc chưa hoàn thiện nhưng đã có đặc trưng cơ bản của hàng hóa đã hoàn chỉnh hoặc hoàn thiện cũng thuộc nhóm đó. Cũng phân loại như vậy đối với hàng hóa ở dạng hoàn chỉnh hay hoàn thiện hoặc đã có đặc trưng cơ bản của hàng hóa ở dạng hoàn chỉnh hay hoàn thiện nhưng chưa lắp ráp hoặc tháo rời.
b) Nếu một nguyên liệu, một chất được phân loại trong một nhóm nào đó thì hỗn hợp hay hợp chất của nguyên liệu hoặc chất đó với những nguyên liệu hoặc chất khác cũng thuộc nhóm đó. Hàng hóa làm toàn bộ bằng một loại nguyên liệu hay một chất, hoặc làm một phần bằng nguyên liệu hay chất đó được loại trong cùng nhóm. Việc phân loại những hàng hóa làm bằng hai loại nguyên liệu hay hai chất trở lên phải tuân theo qui tắc 3.
Chú giải qui tắc 2:
Chú giải qui tắc 2(a): (Các mặt hàng ở dạng chưa hoàn chỉnh hoặc chưa hoàn thiện )
(I) Phần đầu của qui tắc 2(a) đã mở rộng phạm vi của một số nhóm hàng đặc thù không chỉ bao gồm hàng hóa hoàn chỉnh mà còn bao gồm cả hàng hóa ở dạng chưa hoàn chỉnh hoặc chưa hoàn thiện, với điều kiện chúng có những đặc trưng cơ bản của hàng đã hoàn chỉnh hoặc hoàn thiện.
(II) Nội dung của qui tắc này cũng được mở rộng áp dụng cho phôi đã có hình phác của sản phẩm hoàn chỉnh. Thuật ngữ “phôi đã có hình phác của sản phẩm hoàn chỉnh” có nghĩa là những loại hàng chưa sử dụng trực tiếp ngay được, đã có hình dạng hoặc đường nét bên ngoài gần giống với sản phẩm hoặc bộ phận hoàn chỉnh, được sử dụng (trừ những trường hợp ngoại lệ) để hoàn thiện thành những sản phẩm hoặc bộ phận hoàn chỉnh.
Các hàng hóa là bán sản phẩm chưa có hình dạng cơ bản của sản phẩm hoàn thiện (như thanh, đĩa, ống, v.v…) không được coi là “phôi đã có hình phác của sản phẩm hoàn chỉnh”.
(III) Qui tắc 2(a) thường không áp dụng cho các sản phẩm thuộc các nhóm của phần I đến phần IV (chương 1 đến chương 24).
(IV) Các trường hợp áp dụng qui tắc này được thể hiện trong các chú giải chung của phần hoặc chương (ví dụ: phần XVI, và chương 61, 62, 86, 87 và 90).
Chú giải qui tắc 2(a): (Các mặt hàng ở dạng chưa lắp ráp hoặc tháo rời)
(V) Phần thứ hai của qui tắc 2(a) qui định rằng hàng hóa hoàn chỉnh hoặc hoàn thiện nhưng ở dạng chưa lắp ráp hoặc tháo rời được phân loại chung một nhóm với hàng hóa đã lắp ráp. Hàng hóa ở dạng chưa lắp ráp hoặc tháo rời thường do yêu cầu đóng gói, bảo quản hoặc vận chuyển.
(VI) Qui tắc này cũng được áp dụng cho hàng hóa chưa hoàn chỉnh hoặc chưa hoàn thiện, ở dạng chưa lắp ráp hoặc tháo rời nhưng với điều kiện là đã được coi như sản phẩm hoàn chỉnh do có những đặc tính như qui định trong phần đầu của qui tắc này.
(VII) Theo mục đích của qui tắc này, “hàng hóa ở dạng chưa lắp ráp hoặc tháo rời” có nghĩa là các bộ phận cấu thành hàng hóa phù hợp để lắp ráp được với nhau bằng những thiết bị đơn giản (vít, bu-lông, ê -cu,v.v…), có thể bằng đinh tán hoặc hàn, với điều kiện những hoạt động này chỉ đơn thuần là lắp ráp.
Không tính đến sự phức tạp của phương pháp lắp ráp. Tuy nhiên, các bộ phận cấu thành sẽ không được trải qua bất cứ quá trình gia công thêm nào để sản phẩm trở thành dạng hoàn thiện.
Những cấu kiện chưa lắp ráp nhưng là số dư thừa theo yêu cầu để hoàn thiện sản phẩm thì được phân loại riêng.
(VIII) Các trường hợp áp dụng qui tắc này được thể hiện trong các chú giải chung của phần hoặc chương (ví dụ: phần XVI, và chương 44, 86, 87, và 89).
(IX) Qui tắc 2(a) thường không áp dụng cho các sản phẩm thuộc các nhóm của phần I đến phần VI (chương 1 đến chương 38).
Ghi chú: Để việc áp dụng quy tắc này được phù hợp thực tế, tránh gian lận thương mại, việc áp dụng quy tắc này thống nhất thực hiện như sau:
Hàng hóa ở dạng chưa lắp ráp hoặc tháo rời phải thực hiện phân loại theo đúng quy tắc này như đã nêu ở trên nhưng khi làm thủ tục hải quan cơ quan hải quan và người khai hải quan chưa đủ cơ sở để phân loại vào cùng nhóm mã số với mặt hàng nguyên chiếc như quy định của quy tắc này nên đã tạm thời phân loại theo từng linh kiện, thì định kỳ mỗi năm 1 lần, chậm nhất vào ngày 31 tháng 3 của năm sau, chi cục hải quan nơi làm thủ tục sẽ kiểm tra việc sử dụng số linh kiện đã nhập khẩu của năm trước và xử lý theo nguyên tắc:
a) Nếu người nộp thuế sử dụng một phần linh kiện nhập khẩu và xuất trình được chứng từ mua vật tư, nguyên liệu để tự sản xuất linh kiện hoặc chứng từ mua linh kiện của cơ sở sản xuất linh kiện trong nước phục vụ cho việc lắp ráp sản phẩm, thì phân loại theo từng linh kiện;
b) Nếu người nộp thuế sử dụng toàn bộ linh kiện nhập khẩu (bao gồm cả linh kiện mua của đơn vị khác nhập khẩu) hoặc sử dụng linh kiện dạng đã lắp liên kết các cụm linh kiện vào với nhau từ nước ngòai, thì phân loại theo mặt hàng nguyên chiếc;
c) Các trường hợp sử dụng hoặc bán cho tổ chức, cá nhân khác sử dụng số linh kiện nhập khẩu để làm phụ tùng thay thế thì phân loại theo từng linh kiện.
Chú giải qui tắc 2(b): (Hỗn hợp và hợp chất của các nguyên liệu hoặc các chất)
(X) Qui tắc 2(b) liên quan đến hỗn hợp và hợp chất của các nguyên liệu hoặc các chất, và hàng hóa cấu tạo từ hai hay nhiều nguyên liệu hoặc chất. Những nhóm mà qui tắc này đề cập tới là những nhóm có liên quan đến nguyên liệu hoặc chất (ví dụ: nhóm 05.03: lông ngựa), và các nhóm có liên quan đến những hàng hóa được cấu tạo từ nguyên liệu hoặc chất nhất định (ví dụ: nhóm 45.03: các sản phẩm bằng lie tự nhiên). Lưu ý rằng chỉ áp dụng qui tắc này khi nội dung của nhóm hoặc các chú giải phần hoặc chương không có yêu cầu khác (ví dụ: nhóm 15.03: dầu mỡ lợn, chưa pha trộn).
Những sản phẩm pha trộn được mô tả trong chú giải phần hoặc chương hoặc trong nội dung của nhóm thì phải được phân loại theo qui tắc 1.
(XI) Tác dụng của qui tắc 2 là mở rộng phạm vi của các nhóm hàng có liên quan đến các nguyên liệu hoặc các chất kể cả hỗn hợp hoặc hợp chất của các nguyên liệu hoặc chất đó với các nguyên liệu hoặc chất khác. Qui tắc này cũng mở rộng phạm vi của các nhóm hàng liên quan đến những hàng hóa cấu tạo từ các nguyên liệu hoặc các chất nhất định kể cả hàng hóa cấu tạo từ một phần nguyên liệu hoặc chất đó.
(XII) Tuy nhiên, qui tắc này không mở rộng đến mức làm cho các nhóm có thể bao gồm những hàng hóa không thể đáp ứng được theo yêu cầu của qui tắc 1; đó là trường hợp khi thêm vào một nguyên liệu hoặc chất khác làm mất đi đặc tính của hàng hóa được nêu trong nội dung của nhóm.
(XIII) Theo qui tắc này, những hỗn hợp và hợp chất của các nguyên liệu hoặc các chất, và hàng hóa cấu tạo từ hai hay nhiều nguyên liệu hoặc chất, nếu thoạt nhìn qua có thể phân loại vào hai hay nhiều nhóm, thì phải được phân loại theo qui tắc 3.
Qui tắc phân loại hàng hoá (áp mã HS) 3:
Khi áp dụng qui tắc 2(b) hoặc vì bất cứ một lý do nào khác, hàng hóa thoạt nhìn có thể phân loại vào hai hay nhiều nhóm, thì sẽ phân loại như sau:
a) Hàng hóa được phân loại vào nhóm có mô tả cụ thể, mang tính đặc trưng cơ bản nhất sẽ phù hợp hơn xếp vào nhóm có mô tả khái quát. Tuy nhiên, khi hai hay nhiều nhóm mà mỗi nhóm chỉ liên quan đến một phần của nguyên liệu hoặc chất chứa trong hàng hóa là hỗn hợp hay hợp chất, hoặc chỉ liên quan đến một phần của hàng hóa trong trường hợp hàng hóa đó ở dạng bộ được đóng gói để bán lẻ, thì những nhóm này được coi như thể hiện đặc trưng ngang nhau về những hàng hóa nói trên, ngay cả khi một trong số các nhóm đó có mô tả đầy đủ hơn hoặc chính xác hơn về những hàng hóa đó.
b) Những hàng hóa hỗn hợp bao gồm nhiều nguyên liệu khác nhau hoặc những hàng hóa được làm từ nhiều bộ phận cấu thành khác nhau, và những hàng hóa ở dạng bộ để bán lẻ, nếu không phân loại được theo qui tắc 3(a), thì phân loại theo nguyên liệu hoặc bộ phận cấu thành tạo ra đặc tính cơ bản của chúng.
c) Khi hàng hóa không thể phân loại theo qui tắc 3(a) hoặc 3(b) nêu trên thì phân loại vào nhóm cuối cùng theo thứ tự đánh số trong số các nhóm tương đương được xem xét.
Chú giải qui tắc 3:
(I) Qui tắc này nêu lên 3 cách phân loại những hàng hóa mà thoạt nhìn có thể xếp vào hai hay nhiều nhóm khác nhau khi áp dụng qui tắc 2(b) hoặc trong những trường hợp khác. Những cách này được áp dụng theo thứ tự được trình bày trong qui tắc. Như vậy, qui tắc 3(b) chỉ được áp dụng khi không phân loại được theo qui tắc 3(a), và chỉ áp dụng qui tắc 3(c) khi không phân loại được theo qui tắc 3(a) và 3(b). Khi phân loại phải tuân theo thứ tự như sau: a) nhóm hàng có mô tả cụ thể đặc trưng nhất; b) đặc tính cơ bản; c) nhóm được xếp cuối cùng theo thứ tự đánh số.
(II) Qui tắc này chỉ được áp dụng khi nội dung các nhóm, chú giải của phần hoặc chương không có yêu cầu nào khác. Ví dụ: chú giải 4(b) chương 97 yêu cầu rằng nếu hàng hóa đồng thời vừa có trong mô tả của một trong các nhóm từ 97.01 đến 97.05, vừa đúng như mô tả của nhóm 97.06 thì được phân loại vào một trong các nhóm đứng trước nhóm 97.06. Trong trường hợp này hàng hóa được phân loại theo chú giải 4(b) chương 97 và không tuân theo qui tắc 3.
Chú giải qui tắc 3(a):
(III) Cách phân loại thứ nhất được trình bày trong qui tắc 3(a): nhóm mô tả cụ thể đặc trưng nhất được ưu tiên hơn nhóm có mô tả khái quát.
(IV) Không thể đặt ra những qui tắc cứng nhắc để xác định một nhóm hàng này mô tả hàng hóa một cách đặc trưng hơn một nhóm hàng khác, nhưng có thể nói tổng quát rằng:
a) Một nhóm hàng chỉ đích danh một mặt hàng cụ thể thì đặc trưng hơn nhóm hàng mô tả một họ các mặt hàng.
Ví dụ: Máy cạo râu và tông đơ có lắp động cơ điện được phân vào nhóm 85.10 mà không phải trong nhóm 84.67 là nhóm các dụng cụ cầm tay có lắp động cơ điện hoặc vào nhóm 85.09 là các thiết bị cơ điện gia dụng có lắp động cơ điện.
b) Một nhóm nào đó được coi như đặc trưng hơn trong số các nhóm có thể phân loại cho một mặt hàng nhập khẩu là khi nhóm đó xác định rõ hơn và kèm theo mô tả mặt hàng cụ thể, đầy đủ hơn các nhóm khác.
Các ví dụ:
Ví dụ 1: Mặt hàng thảm dệt móc và dệt kim được sử dụng trong xe ôtô, tấm thảm này có thể được phân loại như phụ tùng của xe ô tô thuộc nhóm 87.08, nhưng trong nhóm 57.03 chúng lại được mô tả một cách đặc trưng như những tấm thảm. Do vậy, mặt hàng này được phân loại vào nhóm 57.03.
Ví dụ 2: Mặt hàng kính an toàn chưa có khung, làm bằng thủy tinh dai bền và cán mỏng, đã tạo hình và được sử dụng trên máy bay, có thể được phân loại trong nhóm 88.03 như những bộ phận của hàng hóa thuộc nhóm 88.01 hoặc 88.02 nhưng lại được phân loại trong nhóm 70.07 – nơi hàng hóa được mô tả đặc trưng như loại hàng kính an toàn.
(V) Tuy nhiên, khi hai hay nhiều nhóm mà mỗi nhóm chỉ liên quan đến một phần những nguyên liệu hoặc chất cấu thành sản phẩm hỗn hợp hoặc hợp chất, hoặc chỉ liên quan đến một phần trong bộ đóng gói để bán lẻ, thì những nhóm đó được coi là cùng phản ánh tương đương đặc trưng của những hàng hóa trên, ngay cả khi một trong số các nhóm ấy có mô tả chính xác hoặc đầy đủ hơn về những hàng hóa đó. Trong trường hợp này, phân loại hàng hóa áp dụng qui tắc 3(b) hoặc 3(c).
Ví dụ: Mặt hàng băng tải có một mặt là plastic còn mặt kia là cao su; có thể xếp vào hai nhóm:
Nhóm 39.26: “Các sản phẩm khác bằng plastic…”
Nhóm 40.10: “Băng chuyền hoặc băng tải…., bằng cao su lưu hóa”
Nếu so sánh hai mô tả này, nhóm 40.10 thể hiện tính đặc thù hơn nhóm 39.26, vì nhóm 40.10 có từ “băng tải” trong nhóm 39.26 lại không ghi rõ từ “băng tải”, và như vậy có thể xem xét phân loại sản phẩm trên vào nhóm 40.10 theo qui tắc 3(a). Nhưng trong trường hợp này, không thể quyết định phân loại vào nhóm 40.10 theo qui tắc 3(a), vì mô tả của nhóm 40.10 là sản phẩm bằng cao su, chỉ liên quan đến một phần sản phẩm băng tải nói trên. Như vậy, theo qui tắc 3(a) hai nhóm 39.26 và 40.10 mang tính đặc trưng như nhau, mặc dù nhóm 40.10 có mô tả đầy đủ hơn. Do đó, chúng ta không thể quyết định phân loại vào nhóm nào được, mà chúng ta phải áp dụng qui tắc 3(b) hoặc 3(c) để phân loại.
Chú giải qui tắc 3(b):
(VI) Cách phân loại theo qui tắc 3(b) chỉ nhằm vào các trường hợp:
(i) Sản phẩm hỗn hợp.
(ii) Sản phẩm cấu tạo từ nhiều nguyên liệu khác nhau.
(iii) Sản phẩm cấu tạo từ nhiều cấu thành khác nhau.
(iiii) Hàng hóa được đóng gói ở dạng bộ để bán lẻ.
Cách phân loại này chỉ áp dụng nếu không phân loại được theo qui tắc 3(a).
(VII) Trong tất cả các trường hợp trên, hàng hóa được phân loại theo nguyên liệu hoặc cấu thành tạo nên tính chất cơ bản của hàng hóa trong chừng mực tiêu chí này được áp dụng.
(VIII) Yếu tố xác định tính chất cơ bản của hàng hóa đa dạng theo các loại hàng hóa khác nhau. Ví dụ, có thể xác định theo bản chất của nguyên liệu hoặc bộ phận cấu thành, theo thành phần, kích thước, số lượng, trọng lượng, trị giá, hoặc theo vai trò của nguyên liệu cấu thành có liên quan đến việc sử dụng hàng hóa.
(IX) Qui tắc 3(b) này được áp dụng cho những mặt hàng được cấu tạo từ những thành phần khác nhau, không chỉ trong trường hợp những thành phần này gắn kết với nhau thành một tập hợp không thể tách rời trong thực tế, mà cả khi những thành phần đó để rời nhau, nhưng với điều kiện những thành phần này thích hợp với nhau và bổ sung cho nhau, tập hợp của chúng tạo thành một bộ mà thông thường không thể được bán rời.
Có thể kể ra một số ví dụ về loại sản phẩn trên:
Ví dụ 1 – Mặt hàng gạt tàn thuốc gồm một cái giá khung trong đó có một cái cốc có thể tháo ra lắp vào để đựng tàn thuốc.
Ví dụ 2 – Mặt hàng giá để gia vị dùng trong gia đình gồm có khung được thiết kế đặc biệt (thường bằng gỗ) và một số lượng thích hợp các lọ gia vị có hình dáng và kích thước phù hợp.
Thông thường, những thành phần khác nhau của tập hợp hàng hóa trên được đựng trong cùng bao bì.
(X) Theo qui tắc 3(b) này, hàng hóa được coi như “ở dạng bộ được đóng gói để bán lẻ” phải có những điều kiện sau:
a) Phải có ít nhất hai loại hàng khác nhau, mà ngay từ ban đầu thoạt nhìn có thể xếp vào nhiều nhóm hàng khác nhau. Ví dụ: sáu cái nĩa rán không thể coi là một bộ theo qui tắc này, vì không thể xếp 6 cái nĩa rán vào hai nhóm hàng;
b) Gồm những sản phẩm hoặc hàng hóa được xếp đặt cùng nhau để đáp ứng một yêu cầu nhất định hoặc để thực hiện một chức năng xác định; và
c) Được xếp theo cách thích hợp để bán trực tiếp cho người sử dụng mà không cần đóng gói tiếp (ví dụ: đóng gói trong hộp, tráp, hòm).
Thuật ngữ trên bao trùm những bộ hàng, ví dụ như bộ hàng gồm nhiều thực phẩm khác nhau nhằm sử dựng để chế biến một món ăn hoặc bữa ăn ngay.
Các ví dụ về bộ hàng có thể được phân loại theo qui tắc 3(b) như sau:
Ví dụ 1:
a) Bộ thực phẩm bao gồm bánh Sandwich làm bằng thịt bò, có và không có pho mát (Nhóm 16.02), được đóng gói với khoai tây chiên (nhóm 20.04): được phân vào nhóm 16.02.
b) Bộ thực phẩm dùng để nấu món Spaghetti (mỳ) gồm một hộp mỳ sống, một gói Pho mát béo và một gói nhỏ sốt cà chua, đựng trong một hộp các- tông.
Spaghetti sống thuộc nhóm 19.02
Pho mát béo thuộc nhóm 04.06
Nước sốt cà chua thuộc nhóm 21.03
Trong trường hợp này Spaghetti sống đem lại cho sản phẩm đặc tính cơ bản. Do đó, sản phẩm được phân loại như thể chỉ bao gồm Spaghetti sống thuộc nhóm 19.02.
Tuy nhiên qui tắc này không bao gồm bộ hàng gồm nhiều sản phẩm được đóng cùng nhau, ví dụ:
- Một thùng đồ hộp gồm: 01 hộp tôm (nhóm 16.05), 01 hộp patê gan (nhóm 16.02), 01 hộp pho mát (nhóm 04.06), 01 hộp thịt xông khói (nhóm 16.02) và 01 hộp xúc xích cocktail (nhóm 16.01); hoặc
- Một hộp gồm: 01 chai rượu mạnh (nhóm 22.08) và 01 chai rượu vang (nhóm 22.04).
Trường hợp 2 ví dụ nêu trên và các bộ hàng hóa tương tự, mỗi mặt hàng sẽ được phân loại riêng biệt vào nhóm phù hợp với chính mặt hàng đó.
Ví dụ 2: Bộ đồ làm đầu gồm: một tông đơ điện, một cái lược, một cái kéo, một bàn chải, một khăn mặt, đựng trong một cái túi bằng da.
Tông đơ điện thuộc nhóm 85.10
Lược thuộc nhóm 96.15
Kéo thuộc nhóm 82.13
Bàn chải thuộc nhóm 96.03
Khăn mặt thuộc nhóm 63.02
Túi bằng da thuộc nhóm 42.02
Trong ví dụ này, tông đơ điện đem lại cho sản phẩm đặc tính cơ bản của bộ đồ làm đầu. Do vậy, sản phẩm được phân loại vào nhóm 85.10.
Ví dụ 3: Bộ dụng cụ vẽ gồm: một thước, một vòng tính, một compa, một bút chì và cái vót bút chì, đựng trong túi nhựa.
Thước thuộc nhóm 90.17
Vòng tính thuộc nhóm 90.17
Compa thuộc nhóm 90.17
Bút chì thuộc nhóm 96.09
Vót bút chì thuộc nhóm 82.14
Túi nhựa thuộc nhóm 42.02.
Trong bộ sản phẩm trên, thước, vòng, compa tạo nên đặc tính cơ bản của bộ dụng cụ vẽ. Do vậy, bộ dụng cụ vẽ được phân loại vào nhóm 90.17.
Đối với các sản phẩm không thỏa mãn các điều kiện qui định tại phần X của chú giải quy tắc 3(b), không được coi như đóng bộ để bán lẻ thì mỗi mặt hàng của sản phẩm sẽ được phân loại riêng biệt, vào nhóm phù hợp nhất với nó.
(XI) Qui tắc này không được áp dụng cho những hàng hóa bao gồm những thành phẩm được đóng gói riêng biệt và có hoặc không được xếp cùng với nhau trong một bao chung với một tỷ lệ cố định cho sản xuất công nghiệp, ví dụ như sản xuất đồ uống.
Chú giải qui tắc 3(c):
(XII) Khi không áp dụng được qui tắc 3(a) hoặc 3(b), hàng hóa sẽ được phân loại theo qui tắc 3(c). Theo qui tắc này thì hàng hóa sẽ được phân loại vào nhóm có thứ tự sau cùng trong số các nhóm cùng được xem xét để phân loại.
Ví dụ: Trở lại ví dụ Băng tải một mặt là plastic còn một mặt là cao su nêu tại qui tắc 3(a). Xét thấy mặt hàng này không thể quyết định phân loại vào nhóm 40.10 hay nhóm 39.26 theo qui tắc 3(a), và cũng không thể phân loại mặt hàng này theo qui tắc 3(b). Vì vậy, mặt hàng sẽ được phân loại vào qui tắc 3(c), tức là “phân loại vào nhóm có thứ tự sau cùng trong số các nhóm cùng được xem xét”. Theo qui tắc này, mặt hàng trên sé được phân loại vào nhóm 40.10.
Qui tắc phân loại hàng hoá (áp mã HS) 4:
Hàng hóa không thể phân loại theo đúng các qui tắc trên đây thì được phân loại vào nhóm phù hợp với loại hàng hóa giống chúng nhất.
Chú giải qui tắc 4:
(I) Qui tắc này đề cập đến hàng hóa không thể phân loại theo qui tắc 1 đến qui tắc 3. Qui tắc này qui định rằng những hàng hóa trên được phân loại vào nhóm phù hợp với loại hàng hóa giống chúng nhất.
(II) Cách phân loại theo qui tắc 4 đòi hỏi việc so sánh hàng hóa định phân loại với hàng hóa tương tự đã được phân loại để xác định hàng hóa giống chúng nhất. Những hàng hóa định phân loại sẽ được xếp trong nhóm của hàng hóa giống chúng nhất.
(III) Xác định giống nhau có thể dựa trên nhiều yếu tố, ví dụ như mô tả, đặc điểm, tính chất, mục đích sử dụng của hàng hóa.
Qui tắc phân loại hàng hoá (áp mã HS) 5:
Những qui định sau được áp dụng cho những hàng hóa dưới đây.
a) Bao máy tính, hộp đựng nhạc cụ, bao súng, hộp đựng dụng cụ vẽ, hộp tư trang và các loại bao hộp tương tự, thích hợp hoặc có hình dạng đặc biệt để chứa hàng hóa hoặc bộ hàng hóa xác định, có thể dùng trong thời gian dài và đi kèm với sản phẩm khi bán, được phân loại cùng với những sản phẩm này. Tuy nhiên, nguyên tắc này không được áp dụng đối với bao bì mang tính chất cơ bản nổi trội hơn so với hàng hóa mà nó chứa đựng.
b) Ngoài qui tắc 5(a) nêu trên, bao bì đựng hàng hóa được phân loại cùng với hàng hóa đó khi bao bì là loại thường được dùng cho loại hàng hóa đó. Tuy nhiên, nguyên tắc này không áp dụng đối với các loại bao bì mà rõ ràng là phù hợp để dùng lặp lại.
Chú giải qui tắc 5(a): (Hộp, túi, bao và các loại bao bì chứa đựng tương tự)
(I) Qui tắc này chỉ để áp dụng cho các bao bì ở các dạng sau:
1. Thích hợp riêng hoặc có hình dạng đặc biệt để đựng một loại hàng hoặc bộ hàng xác định, tức là bao bì được thiết kế đặc thù để chứa các hàng hóa đó, một số loại bao bì có thể có hình dáng của hàng hóa mà nó chứa đựng;
2. Có thể sử dụng lâu dài, tức là chúng được thiết kế để có độ bền dùng cùng với hàng hóa ở trong. Những bao bì này cũng để bảo quản hàng hóa khi chưa sử dụng (ví dụ: trong quá trình vận chuyển hoặc lưu trữ). Đặc tính này cho phép phân biệt chúng với những loại bao bì đơn giản;
3. Được trình bày với hàng hóa chứa đựng trong chúng, các hàng hóa này có thể được đóng gói riêng hoặc không để thuận tiện cho việc vận chuyển. Trường hợp bao bì được trình bày riêng lẻ được phân loại theo nhóm thích hợp với chúng.
4. Là loại bao bì thường được bán với hàng hóa chứa đựng trong nó; và
5. Không mang tính chất cơ bản của bộ hàng
(II) Những ví dụ về bao bì đi kèm với hàng hóa và áp dụng qui tắc này để phân loại:
1.Hộp trang sức (nhóm 71.13);
2. Bao đựng máy cạo râu bằng điện (nhóm 85.10);
3. Bao ống nhòm, hộp kính viễn vọng (nhóm 90.05);
4. Hộp, bao và túi đựng nhạc cụ (nhóm 92.02);
5. Bao súng (nhóm 93.03).
(III) Những ví dụ về bao bì không áp dụng qui tắc này, có thể kể như: hộp đựng chè bằng bạc hoặc cốc gốm trang trí đựng đồ ngọt.
Chú giải qui tắc 5(b): (Bao bì)
(IV) Qui tắc này qui định việc phân loại bao bì thường được dùng để đóng gói chứa đựng hàng hóa. Tuy nhiên, qui tắc này không áp dụng cho bao bì có thể dùng lặp lại, ví dụ trong trường hợp thùng kim loại hoặc bình sắt, thép đựng khí đốt dạng nén hoặc lỏng.
(V) Qui tắc này liên quan trực tiếp đến qui tắc 5(a). Bởi vậy, việc phân loại những bao, túi và bao bì tương tự thuộc loại đã nêu tại qui tắc 5(a) phải áp dụng đúng theo qui tắc 5(a).
Qui tắc phân loại hàng hoá (áp mã HS) 6:
Để đảm bảo tính pháp lý, việc phân loại hàng hóa vào các phân nhóm của một nhóm phải được xác định phù hợp theo nội dung của từng phân nhóm, các chú giải phân nhóm có liên quan, và các qui tắc trên với những sửa đổi về chi tiết cho thích hợp, trong điều kiện là chỉ có những phân nhóm cùng cấp độ mới so sánh được. Theo qui tắc này thì các chú giải phần và chương có liên quan cũng được áp dụng, trừ khi nội dung mô tả trong phân nhóm có những yêu cầu khác.
Chú giải qui tắc 6:
(I) Với những sửa đổi chi tiết cho thích hợp, các qui tắc từ 1 đến 5 điều chỉnh việc phân loại ở cấp độ phân nhóm trong cùng một nhóm.
(II) Theo qui tắc 6, những cụm từ dưới đây có các nghĩa được qui định như sau:
a) “Các phân nhóm cùng cấp độ”: phân nhóm một gạch (cấp độ 1) hoặc phân nhóm hai gạch (cấp độ hai).
Do đó, khi xem xét tính phù hợp của hai hay nhiều phân nhóm một gạch trong một phân nhóm theo qui tắc 3(a), tính mô tả đặc trưng hoặc giống hàng hóa cần phân loại nhất chỉ được đánh giá trên cơ sở nội dung của các phân nhóm một gạch có liên quan. Khi đã xác định được phân nhóm một gạch đó có mô tả đặc trưng nhất thì phân nhóm một gạch đó được chọn. Khi các phân nhóm một gạch được phân chia tiếp thì phải xem xét nội dung của các phân nhóm hai gạch để xác định lựa chọn phân nhóm hai gạch phù hợp nhất cho hàng hóa cần phân loại.
b) “Trừ khi nội dung của phân nhóm có yêu cầu khác”, có nghĩa là: trừ khi những chú giải của phần hoặc chương có nội dung không phù hợp với nội dung của phân nhóm hàng hoặc chú giải phân nhóm.
Ví dụ: Tại chương 71, định nghĩa về “bạch kim” nêu trong chú giải 4(b) cùng chương này khác với chú giải phân nhóm 2 của chương này, cụ thể:
+ Chú giải 4(b) chương 71: khái niệm bạch kim có nghĩa là Platin (Pt), Iridi (Ir), Osimi (Os), Paladi (Pd), Rodi (Rh) và Rutheri (Ru).
+ Chú giải phân nhóm 2 chương 71: “mặc dù đã qui định trong chú giải 4(b) của chương này, nhưng theo các phân nhóm 7010.11 và 7010.19, khái niệm bạch kim không bao gồm Iridi (Ir), Osimi (Os), Paladi (Pd), Rodi (Rh) và Rutheri (Ru).”
Do vậy, để giải thích các phân nhóm 7010.11 hoặc 7010.19, chú giải phân nhóm 2 sẽ được áp dụng còn chú giải 4(b) của chương không được áp dụng.
(III) Phạm vi của phân nhóm cấp 2 không vượt quá phạm vi của phân nhóm cấp 1 mà nó trực thuộc; và phạm vi của phân nhóm cấp 1 không vượt quá phạm vi của nhóm mà phân nhóm cấp 1 trực thuộc.

Thứ Hai, 19 tháng 12, 2016

13 thủ tục hành chính mới về hải quan 2017

Bộ Tài chính vừa công bố 30 thủ tục hành chính trong lĩnh vực hải quan thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Bộ Tài chính được chi tiết tại Quyết định số 2628/QĐ-BTC. 
Cán bộ hải quan giải quyết thủ tục thông quan hàng hóa cho doanh nghiệp. Ảnh: Hải Anh
Theo quyết định này, có 13 thủ tục hành chính mới; 14 thủ tục hành chính thay thế; 3 thủ tục hành chính bãi bỏ.
Đối với thủ tục hành chính mới ở cấp Tổng cục Hải quan có 3 thủ tục gồm: Thủ tục bổ sung nội dung cung cấp thông tin tờ khai hải quan điện tử; thủ tục đăng ký mới, bổ sung thời hạn sử dụng, thu hồi tài khoản truy cập Cổng thông tin tờ khai hải quan điện tử; thủ tục đăng ký kết nối, hủy kết nối với Cổng thông tin tờ khai hải quan điện tử.
Cấp cục hải quan có 2 thủ tục mới gồm: Thủ tục cấp giấy phép nhập khẩu (NK), tạm NK xe ô tô, xe gắn máy không nhằm mục đích thương mại; thủ tục chuyển nhượng, cho, tặng xe ô tô, xe gắn máy đã tạm NK miễn thuế.
Cấp chi cục có 8 thủ tục mới, gồm: Thủ tục nhập khẩu, tạm nhập khẩu xe ô tô, xe máy không nhằm mục đích thương mại; thủ tục tái xuất xe ô tô, xe máy đã tạm nhập khẩu miễn thuế; thủ tục đối với hàng hóa XNK là tài liệu chứng từ không có giá trị thương mại gửi qua dịch vụ chuyển phát nhanh quốc tế; thủ tục đối với hàng hóa nhập khẩu được miễn thuế trong định mức theo quy định hiện hành của nhà nước, trừ hàng hóa phải có giấy phép nhập khẩu hoặc đối tượng phải kiểm tra chuyên ngành gửi qua dịch vụ chuyển phát nhanh quốc tế; thủ tục đối với hàng hóa nhập khẩu có giá trị dưới 5 triệu VNĐ và không có thuế xuất khẩu, trừ hàng hóa phải có giấy phép xuất khẩu hoặc thuộc đối tượng phải kiểm tra chuyên ngành gửi qua dịch vụ chuyển phát nhanh quốc tế; thủ tục đối với hàng hóa nhập khẩu hoặc xuất khẩu đóng ghép với hàng hóa quá cảnh gửi qua dịch vụ chuyển phát nhanh quốc tế; thủ tục hàng hóa lạc tuyến quốc tế; thủ tục điện tử đối với tàu biển đã nhập cảnh ở một cảng biển của Việt Nam sau đó đến cảng biển, cảng thủy nội địa khác và phương tiện nội địa Việt Nam, Campuchia xuất nhập cảnh tại cảng biển, cảng thủy nội địa Việt Nam.
Ngoài ra còn có 14 thủ tục hành chính thay thế liên quan đến cấp chi cục hải quan; đồng thời hủy bỏ, bãi bỏ 3 thủ tục thuộc cấp chi cục hải quan, gồm: Thủ tục hải quan NK, tạm nhập xe gắn máy hai bánh không nhằm mục đích thương mại; thủ tục hải quan đối với xăng dầu tạm nhập tái xuất và thủ tục hải quan đối với NK, tạm nhập xăng dầu./.

Chủ Nhật, 18 tháng 12, 2016

Thủ tục hải quan xuất nhập khẩu tại chỗ

1.      Thế nào là xuất nhập khẩu tại chỗ?
Về bản chất, khi 2 doanh nghiệp A và B ở hai quốc gia khác nhau tiến hành mua bán với nhau, nhưng hàng hóa lại được giao cho một bên thứ 3 khác cùng quốc gia với bên A. Khi đó hàng hóa vẫn chỉ được lưu hành trong một quốc gia (của bên A).
Ví dụ: Công ty A ở Việt Nam mua hàng của công ty B ở Thái Lan. Công ty B này chỉ định công ty C ở Việt Nam giao hàng cho công ty A. Công ty A vẫn làm thủ tục Hải quan nhập khẩu với tên người xuất khẩu là Công ty B, nhưng ghi chú người giao hàng là công ty C.
Trường hợp đặc biệt: Nếu công ty B là doanh nghiệp chế xuất, công ty A là doanh nghiệp nội địa thì việc mua bán của A với B bản chất vẫn giống như mua bán giữa 2 công ty ở 2 quốc gia khác nhau, nhưng thực tế hàng hóa chỉ được vận chuyển trong một quốc gia.
Những trường hợp như thế có thủ tục hải quan giống nhau và được gọi chung là xuất nhập khẩu tại chỗ.
2.      Trình tự thực hiện.
-          Thủ tục xuất khẩu thực hiện trước, người xuất khẩu khai thông tin tờ khai hàng hóa xuất khẩu.
Các thông tin tờ khai VNACCS như hình ảnh.



Với tờ khai xuất khẩu:
Mã địa điểm lưu kho chờ thông quan dự kiến: Mã kho của công ty xuất khẩu hoặc hải quan quản lý doanh nghiệp xuất khẩu.

Mã điểm đích cho vận chuyển bảo thuế: Mã địa điểm hoặc mã kho của Hải quan làm thủ tục nhập khẩu/ Hoặc mã của doanh nghiệp nhập khẩu nếu kho của doanh nghiệp này được công nhận là kho bảo thuế.
 Phần số quản lý nội bộ của doanh nghiệp: Ghi #&XKTC

-          Sau khi tờ khai xuất khẩu được thông quan, người xuất khẩu giao hàng cho người nhập khẩu.
-          Trong vòng 15 ngày kể từ ngày tờ khai xuất khẩu được thông quan và hoàn thành việc giao nhận hàng hóa, người nhập khẩu phải hoàn thành thủ tục hải quan nhập khẩu.
-         
     Với tờ  khai nhập khẩu:
Mã địa điểm chờ thông quan dự kiến chính là mã điểm đích cho vận chuyển bảo thuế của tờ khai xuất khẩu.
Phần số quản lý nội bộ của doanh nghiệp: Ghi #&số tờ khai xuất khẩu tương ứng(11 số)
VD: #&30012345678




Thứ Hai, 12 tháng 12, 2016

Thủ tục hải quan xuất nhập khẩu tại chỗ HCM

1.      Thế nào là xuất nhập khẩu tại chỗ?

Về bản chất, khi 2 doanh nghiệp A và B ở hai quốc gia khác nhau tiến hành mua bán với nhau, nhưng hàng hóa lại được giao cho một bên thứ 3 khác cùng quốc gia với bên A. Khi đó hàng hóa vẫn chỉ được lưu hành trong một quốc gia (của bên A).
Ví dụ: Công ty A ở Việt Nam mua hàng của công ty B ở Thái Lan. Công ty B này chỉ định công ty C ở Việt Nam giao hàng cho công ty A. Công ty A vẫn làm thủ tục Hải quan nhập khẩu với tên người xuất khẩu là Công ty B, nhưng ghi chú người giao hàng là công ty C.
Trường hợp đặc biệt: Nếu công ty B là doanh nghiệp chế xuất, công ty A là doanh nghiệp nội địa thì việc mua bán của A với B bản chất vẫn giống như mua bán giữa 2 công ty ở 2 quốc gia khác nhau, nhưng thực tế hàng hóa chỉ được vận chuyển trong một quốc gia.
Những trường hợp như thế có thủ tục hải quan giống nhau và được gọi chung là xuất nhập khẩu tại chỗ.
2.      Trình tự thực hiện.
-          Thủ tục xuất khẩu thực hiện trước, người xuất khẩu khai thông tin tờ khai hàng hóa xuất khẩu.
Các thông tin tờ khai VNACCS như hình ảnh.



Với tờ khai xuất khẩu:
Mã địa điểm lưu kho chờ thông quan dự kiến: Mã kho của công ty xuất khẩu hoặc hải quan quản lý doanh nghiệp xuất khẩu.

Mã điểm đích cho vận chuyển bảo thuế: Mã địa điểm hoặc mã kho của Hải quan làm thủ tục nhập khẩu/ Hoặc mã của doanh nghiệp nhập khẩu nếu kho của doanh nghiệp này được công nhận là kho bảo thuế.
 Phần số quản lý nội bộ của doanh nghiệp: Ghi #&XKTC

-          Sau khi tờ khai xuất khẩu được thông quan, người xuất khẩu giao hàng cho người nhập khẩu.
-          Trong vòng 15 ngày kể từ ngày tờ khai xuất khẩu được thông quan và hoàn thành việc giao nhận hàng hóa, người nhập khẩu phải hoàn thành thủ tục hải quan nhập khẩu. 
-         
     Với tờ  khai nhập khẩu:
Mã địa điểm chờ thông quan dự kiến chính là mã điểm đích cho vận chuyển bảo thuế của tờ khai xuất khẩu.
Phần số quản lý nội bộ của doanh nghiệp: Ghi #&số tờ khai xuất khẩu tương ứng(11 số)
VD: #&NKTC#&30012345678

Chủ Nhật, 11 tháng 12, 2016

Tạm nhập, tạm xuất các phương tiện chứa hàng hóa

Quy định điều chỉnh hiện hành: Nghị định 08/2015/NĐ-CP ngày 21/01/2015, chi tiết điều 49.
Theo đó, các phương tiện quay vòng gồm 2 loại chính:
- Container rỗng và bồn mềm để chứa hàng lỏng để lót trong container.
- Các loại phương tiện khác dể chứa hàng hóa như hộp nhựa, pallet, giá,...

Loại thứ nhất (container,...) thường chỉ có các bên vận tải lược khai về thông tin vận chuyển, loại thứ hai mới là loại thường gặp phổ biến nhất đối với các doanh nghiệp hiện nay. Đặc biệt là các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh những mặt hàng cần có phương tiện chứa hàng để đảm bảo an toàn hay chất lượng; đồng thời những doanh nghiệp này có mối quan hệ kinh doanh với các đối tác nước ngoài để có thể tạm nhập rồi tái xuất hoặc tạm xuất rồi tái nhập những phương tiện chứa hàng theo hình thức quay vòng này.
Quy trình thủ tục hải quan:
- Làm công văn nêu rõ lý do xin tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập, loại hàng hóa, số lượng, thời hạn để đăng ký với cơ quan hải quan. Kèm bộ chứng từ xuất nhập khẩu và thỏa thuận tạm nhập tái xuất tạm xuất tái nhập với đối tác.
- Sau khi được Hải quan đồng ý về số lượng, chủng loại và thời hạn, tiến hành mở tờ khai tạm nhập (G14) tái xuất(G24) hoặc tạm xuất (G61) tái nhập(G51) trên phần mềm ECUS5. Ngoài những thông tin cơ bản như form TK chuẩn, cần đính kèm công văn xin tạm nhập tái xuất tạm xuất tái nhập (đính kèm HYS) và,:
Note:
-Trên tờ khai tạm (nhập hoặc xuất) đều có thời hạn tái tương ứng, nếu không xin gia hạn và HQ đống ý duyệt sửa thời hạn trên hệ thống thì quá thời hạn sẽ không truyền được tờ khai tái nhập- tái xuất tương ứng.
-Trên tờ khai tạm (nhập, xuất) ghi vào ô "Số quản lý nội bộ của doanh nghiệp" chữ: "#&3"
- Tờ khai tạm nhâp tái xuất tạm xuất tái nhập hàng quay vòng không phải nộp thuế nhập khẩu hay VAT trong thời hạn cho phép. Quá thời hạn đã đăng ký này doanh nghiệp có thể bị phạt và truy thu thuế nếu không đăng ký gia hạn có thỏa thuận tương ứng của doanh nghiệp với đối tác.
- Khi truyền tờ khai tái (nhập, xuất) sẽ phải điền số tờ khai tạm tương ứng ban đầu và hệ thống sẽ tự động trừ lùi số lượng, mình không phải nhập danh sách hàng vào. Nếu trừ quá số lượng còn lại sẽ không truyền tờ khai được.
- Đối với vấn đề lệ phí HQ cùa các tờ khai này, những tờ khai xuất đi không phải nộp lệ phí, những tờ khai nhập về phải nộp lệ phí.

Thứ Sáu, 9 tháng 12, 2016

DANH MỤC HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU KHÔNG PHẢI ĐI PHÂN TÍCH, PHÂN LOẠI THEO CV 11310/TCHQ-TXNK CỦA BTC

  • Phân tích, phân loại là gi?
Trong quá trình làm thủ tục hải quan. Không ít trường hợp cán bộ hải quan không thể xác định, nhận biết bằng mắt thường hàng hóa làm thủ tục là hàng hóa gì. Khi đó hải quan sẽ yêu cầu doanh nghiệp đi phân tích, phân loại hàng hóa tại Cục Kiểm định hải quan.

Phân tích: là quá trình kiểm tra thành phần, tính chất, cấu tạo… của hàng hóa.

Phân loại: Là bước tiếp theo của quá trình phần tích, sau khi có kết quả phân tích sẽ xác định được tên gọi và mã HS của hàng hóa.

Phân tích phân loại mà các bạn hay gọi là gọi tắc của “việc lấy mẫu phân tích nhằm mục đích phân loại”.

  • Khi nào không phải đi phân tích phân loại? Danh mục hàng không phải đi phân tích phân loại:

Để tránh tình trạng bất đồng về hàng hóa đặc biệt, khó nhận biết giữa doanh nghiệp và cơ quan hải quan thì việc đi phân tích phân loại là rất cấn thiết. Tuy nhiên, nếu lạm dụng việc này mà bắt buộc tùy ý hàng nào cũng phải đi phân tích phân loại thì lại là một tiêu cực.

Vì vậy, ngày 01/12/2016 Bộ tài chính đã ban hành công văn số 11310/TCHQ-TXNK quy định những trường hợp không phải đi phân tích để phân loại. Gồm:

- Hàng hóa có thể xác định được bản chất thông qua hồ sơ tài liệu kỹ thuật của chúng hoặc thông qua thông tin tại cơ sở dữ liệu về danh mục hàng hóa xuất nhập khẩu Việt Nam hoặc cơ sở dữ liệu về biểu thuế của cơ quan Hải quan.

- Hàng hóa thuộc danh mục không phải đi phân tích phân loại. Danh mục được đính kèm theo công văn 11310/TCHQ-TXNK (các bạn tải bên dưới)

- Khi hàng hóa thuộc danh mục không phải đi phân tích phân loại nhưng Hải quan nghi ngờ việc khai báo không chính xác, gian lận thì:

+ Vẫn tiến hành thông quan hàng hóa => Yêu cầu lấy mẫu đi phân tích, không yêu cầu phân loại và ghi rõ lý do yêu cầu phân tích gửi cho Cục Kiểm tra hải quan.

+ Cục kiểm tra hải quan sẽ kiểm tra yêu cầu phân tích của hải quan, nếu thấy xác đáng thì tiến hành phân tích, nhưng không loại => Trả kết quả phân loại cho hải quan => Nếu kết quả phân tích và việc phân loại của hải quan khác với khai báo thì sẽ xử phạt vi phạm theo quy định.


http://webxuatnhapkhau.com/danh-muc-hang-hoa-xuat-nhap-khau-khong-phai-di-phan-tich-phan-loai-theo-cv-11310-tchq-txnk-cua-btc.t427.html#post-452