Thứ Năm, 8 tháng 12, 2016

Kinh nghiệm áp mã HS

Về mặt lý thuyết, để áp được HS cho một mặt hàng, ta căn cứ vào 6 qui tắc áp mã như đã nêu ở bài trước. Tuy nhiên 6 qui tắc này rất khó để hiểu hết và ít ai có thể áp dụng một cách nhanh chóng theo hết các qui tắc này để áp được một mã HS, đặc biệt là đối với những người mới hoặc ít khi áp mã HS. Vậy biện pháp là gì?

-          Hiểu rõ bản chất mặt hàng mà đang muốn áp mã. Đó là cái gì, dùng để làm gì, chất liệu bằng gì, gồm những bộ phận gì, hoạt động như thế nào, bằng điện hay không, kích thước, điện áp, …..
-          Hỏi người có kinh nghiệm hoặc tìm trên mạng (google). Đây là biện pháp nhanh chóng và hiệu quả, đặc biệt với người chưa có kinh nghiệm về mặt hàng đang tra cứu. 
Người có kinh nghiệm có thể họ không nhớ chính xác mã nhưng họ có thể nhớ mã chương hoặc nhóm là đã giới hạn được rất nhiều khu vực tìm kiếm rồi. 
Hoặc bạn có thể gõ lên google, ví dụ: “mã HScủa thép hợp kim” sẽ ra ngay chương 72 hoặc các thông tin liên quan khác, từ đó có thể căn cứ để tra cứu.
-          Tự bắt tay tìm kiếm. Bạn có thể dễ dàng tìm được biểu thuế xuất nhập khẩu mới nhất ( TT82/2015-TT-BTC) bản excel và tra cứu bằng công cụ Ctrl + F. Hoặc lên trangweb của tổng cục Hải quan để tìm.

-          Hãy tìm theo tên loại hàng, chất liệu hoặc cả 2. Kinh nghiệm là nếu thứ bạn muốn tra đã là sản phẩm hoặc bộ phận của sản phẩm hoàn chỉnh có tên trong biểu thuế thì bạn nên áp theo mã này, còn nếu không thì áp theo chất liệu hoặc chức năng của nó.
-          Hãy tìm từ chương, nhóm, phân nhóm để thu gọn và loại trừ dần để tìm ra mã phù hợp nhất, phổ biến và dễ được (Hải quan) chấp nhận nhất.
-          Trường hợp gặp những mặt hàng không có trong biểu thuế, những mặt hàng khó, bạn nên xem tên hàng tiếng anh và tra trên các trang web của nước ngoài để tham khảo rồi đối chiếu với biểu thuế của Việt Nam để thu hẹp phạm vi tìm kiếm.
     Một số trang web nước ngoài như:
https://www.zauba.com/hs_code_search
http://www.findhs.codes/
https://hts.usitc.gov/?query=steel
-          Tra cứu nhiều rồi bạn sẽ quen và nhớ chương hoặc nhóm ví dụ nhựa là chương 39, thép là chương 72, 73; dụng cụ cầm tay là nhóm 8467, ..

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét