1. Về mã HS: để xác định mã HS của hàng hóa bạn đọc cần căn cứ vào tính chất, thành phần cấu tạo,… của hàng hóa và căn cứ Danh mục hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam ban hành kèm theo Thông tư số 156/2011/TT-BTC ngày 14/11/2011 của Bộ Tài chính; 06 (sáu) quy tắc phân loại tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư số 156/2011/TT-BTC; Thông tư số 14/2015/TT-BTC ngày 30/01/2015 của Bộ Tài chính "Hướng dẫn về phân loại hàng hóa, phân tích để phân loại hàng hóa; phân tích để kiểm tra chất lượng; kiểm tra an toàn thực phẩm đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu".
Đối với mặt hàng gỗ sồi, gỗ dương, gỗ thông (đã cắt xẻ, bào và đánh giấy ráp) ban đọc có thể tham khảo nhóm 44.07 “Gỗ đã cưa hoặc xẻ theo chiều dọc, lạng hoặc bóc, đã hoặc chưa bào, đánh giấy ráp hoặc ghép nối đầu, có độ dầy trên 6 mm” tại Danh mục hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam ban hành kèm theo Thông tư số 156/2011/TT-BTC ngày 14/11/2011 của Bộ Tài chính. Đề nghị bạn đọc căn cứ thực tế hàng hóa và 06 (sáu) quy tắc phân loại để xác định chính xác mã HS của hàng hóa.
Ngoài ra, để xác định chính xác mã số HS, trước khi làm thủ tục hải quan, bạn đọc có thể đề nghị xác định trước mã số hàng hóa theo quy định tại Điều 7 Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ Tài chính “Quy định thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu”.
2. Về chính sách mặt hàng: đề nghị bạn đọc căn cứ Danh mục các loài động vật, thực vật hoang dã thuộc quản lý của Công ước CITES ban hành kèm theo Thông tư số 40/2013/TT-BNNPTNT ngày 5/9/2013 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tra cứu theo tên khoa học của loài gỗ trắc mà bạn đọc dự kiến nhập khẩu xem có thuộc các Phụ lục của Công ước CITES hay không?
Trường hợp mặt hàng gỗ trắc không thuộc các Phụ lục của Công ước CITES thì bạn đọc có thể nhập khẩu mặt hàng gỗ này mà không cần phải xin giấy phép của Cơ quan CITES Việt Nam.
Trường hợp mặt hàng gỗ trắc thuộc Phụ lục I của Công ước CITES thì bạn đọc không được nhập khẩu mặt hàng này.
Trường hợp mặt hàng gỗ trắc thuộc Phụ lục II, III của Công ước CITES thì khi nhập khẩu phải có giấy phép do Cơ quan CITES Việt Nam cấp.
3. Về thủ tục: Đề nghị bạn đọc thực hiện theo Điều 16 Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ Tài chính “Quy định thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
Ngoài ra, mặt hàng gỗ khi làm thủ tục nhập khẩu vào Việt Nam thuộc đối tượng hàng hóa phải kiểm dịch thực vật trước khi thông quan theo quy định tại Thông tư số 30/2014/TT-BNNPTNT ngày 05/9/2014 của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn “Ban hành Danh mục vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật; Danh mục vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật phải phân tích nguy cơ dịch hại trước khi nhập khẩu vào Việt Nam”. Trình tự, thủ tục kiểm dịch vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật thực hiện theo quy định tại Thông tư số 33/2014/TT-BNNPTNT ngày 30/10/ 2014 của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn.
Đối với mặt hàng gỗ sồi, gỗ dương, gỗ thông (đã cắt xẻ, bào và đánh giấy ráp) ban đọc có thể tham khảo nhóm 44.07 “Gỗ đã cưa hoặc xẻ theo chiều dọc, lạng hoặc bóc, đã hoặc chưa bào, đánh giấy ráp hoặc ghép nối đầu, có độ dầy trên 6 mm” tại Danh mục hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam ban hành kèm theo Thông tư số 156/2011/TT-BTC ngày 14/11/2011 của Bộ Tài chính. Đề nghị bạn đọc căn cứ thực tế hàng hóa và 06 (sáu) quy tắc phân loại để xác định chính xác mã HS của hàng hóa.
Ngoài ra, để xác định chính xác mã số HS, trước khi làm thủ tục hải quan, bạn đọc có thể đề nghị xác định trước mã số hàng hóa theo quy định tại Điều 7 Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ Tài chính “Quy định thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu”.
2. Về chính sách mặt hàng: đề nghị bạn đọc căn cứ Danh mục các loài động vật, thực vật hoang dã thuộc quản lý của Công ước CITES ban hành kèm theo Thông tư số 40/2013/TT-BNNPTNT ngày 5/9/2013 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tra cứu theo tên khoa học của loài gỗ trắc mà bạn đọc dự kiến nhập khẩu xem có thuộc các Phụ lục của Công ước CITES hay không?
Trường hợp mặt hàng gỗ trắc không thuộc các Phụ lục của Công ước CITES thì bạn đọc có thể nhập khẩu mặt hàng gỗ này mà không cần phải xin giấy phép của Cơ quan CITES Việt Nam.
Trường hợp mặt hàng gỗ trắc thuộc Phụ lục I của Công ước CITES thì bạn đọc không được nhập khẩu mặt hàng này.
Trường hợp mặt hàng gỗ trắc thuộc Phụ lục II, III của Công ước CITES thì khi nhập khẩu phải có giấy phép do Cơ quan CITES Việt Nam cấp.
3. Về thủ tục: Đề nghị bạn đọc thực hiện theo Điều 16 Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ Tài chính “Quy định thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
Ngoài ra, mặt hàng gỗ khi làm thủ tục nhập khẩu vào Việt Nam thuộc đối tượng hàng hóa phải kiểm dịch thực vật trước khi thông quan theo quy định tại Thông tư số 30/2014/TT-BNNPTNT ngày 05/9/2014 của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn “Ban hành Danh mục vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật; Danh mục vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật phải phân tích nguy cơ dịch hại trước khi nhập khẩu vào Việt Nam”. Trình tự, thủ tục kiểm dịch vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật thực hiện theo quy định tại Thông tư số 33/2014/TT-BNNPTNT ngày 30/10/ 2014 của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét